Bản tin Dak Lak

Tác dụng của tỏi đen và những đối tượng không nên sử dụng

Hiện nay tỏi đen đang được tung hô như là thần dược chữa bách bệnh khiến ai nấy cũng mua về sử dụng. Nhưng sự thật liệu có phải là như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của tỏi đen để biết tỏi đen có phải là thần dược hay không, đồng thời khám phá xem tỏi đen có sử dụng được cho tất cả mọi người.

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen chỉ là tỏi khô bình thường được người Nhật Bản tạo bằng quá trình nung nóng nguyên củ ở nhiệt độ từ 60 đến 90 độ C trong một khoảng thời gian dài, tạo nên phản ứng Mallard khiến tép tỏi chuyển từ màu trắng thành màu đen. Từ đó, cái tên “tỏi đen” được gọi theo màu sắc của chúng.

Trải qua quá trình lên men thì tỏi đen sẽ có vị chua chua, ngọt ngọt, mùi thơm như mùi hoa quả sấy, vô cùng hấp dẫn. Vì vậy, tỏi có thể được ăn trực tiếp mà không cần phải qua chế biến.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy quá trình lên men tỏi đen sẽ có nhiều thành phần mới mà tỏi bình thường không có là: S-allyl-L-cystein (SAC) và S-allyl mercapto cystein (SMAC) rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng trong tỏi cũng được gia tăng như: acid amin, nguyên tố vi lượng, Polyphenol toàn phần tăng 3 lần, flavonoid và thiosulphat tăng 5 lần.

Tỏi đen có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Qua nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tỏi đen có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Cụ thể:

Chống ung thư

Trong tỏi đen có nhiều các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ S-allyl-L-cystein (SAC) và S-allyl mercapto cystein (SMAC) nên có khả năng giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Từ đó làm giảm nguy cơ phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời có thể thúc đẩy sự tự chết của tế bào khối u.

Tác dụng của tỏi đen và các đối tượng không nên sử dụng 1

Tỏi đen - thần dược chữa nhiều bệnh

Tránh nhiễm trùng, ngừa nấm, khám viêm

Trong tỏi đen chứa chứa một lượng lớn acillin cùng các chất kháng sinh tương tự như tỏi tươi, các chất này có chức năng giúp cơ thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, ngừa nấm, tránh nhiễm trùng rất tốt.

Ngừa một số các bệnh mãn tính

Tỏi đen có nhóm Polyphenol bao gồm các chất Catechin Epicatechin Gallate, Epicatechin, Quercetin, Resveratrol, Myricetin,… Các hoạt chất này có tác dụng chống oxi hóa cao gấp hai lần tỏi tươi. Nhờ đó mà sử dụng tỏi đen sẽ giúp bảo vệ tế bào, chống lão hóa, đồng thời ngăn ngừa các bệnh mãn tính không lây như cao huyết áp, suy giảm trí nhớ, tiểu đường...

Giảm Cholesterol trong máu, phá hủy gốc tự do trong huyết tương

Tỏi đen sau quá trình lên men làm cho hai hợp chất S-Allylcysteine và Amino Acid Cysteine kết hợp và tạo nên một chất kết tủa. Chính chất kết tủa này có chức năng giúp giảm lượng Cholesterol trong máu, phá hủy các gốc tự do trong huyết tương rất tốt.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh hoạt tử

Các hoạt chất Diallyl Oxit Disulfua, Allyl Propyl Disufua, Flavonoid có chứa trong tỏi đen có chức năng rất tốt giúp khử bỏ hoạt tính có hại trong quá trình sản sinh Insulin và Glycation. Và đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và bệnh hoại tử.

Những đối tượng nào không nên dùng tỏi đen?

Tỏi đen là một thực phẩm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên nó vẫn có tác dụng phụ trong một số trường hợp như:

  • Phụ nữ đang mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,...
  • Người dị ứng với tỏi.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu.

Tác dụng của tỏi đen và các đối tượng không nên sử dụng 2

Phụ nữ đang mang thai là đối tượng tuyệt đối không được sử dụng tỏi đen

  • Người mắc bệnh tiêu chảy.
  • Người bị huyết áp thấp.
  • Người mắc bệnh về mắt: Một số người mắc nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt,… nếu sử dụng tỏi đen sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
  • Người mắc bệnh về thận
  • Người bị bệnh về gan.
  • Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.

Và đó là những đối tượng không nên sử dụng tỏi đen dù thực phẩm này có tốt như thế nào đi chăng nữa.

Xem thêm: